Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh lâm sàng tiên tiến, mang lại hình ảnh rõ nét và chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, khi nào thực hiện chụp cộng hưởng từ lại là một vấn đề đối với nhiều người muốn thực hiện phương pháp này. Sau đây, hãy cùng CMEDCO tìm hiểu phòng MRI là gì và những điều cần biết khi đến phòng chụp MRI trong bài viết này nhé!
Phòng MRI là gì?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp chẩn đoán y tế sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể. Phương pháp này không sử dụng tia X và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân dưới bất kỳ hình thức nào.
Chụp cộng hưởng từ cho phép xem các hình ảnh cắt ngang của các bộ phận cơ thể từ các góc độ khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn.
Phòng MRI là gì? Phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và hiệu quả.
Chụp cắt lớp cộng hưởng từ là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và hiệu quả được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày nay, MRI được sử dụng để kiểm tra hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể con người. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích để ghi lại hình ảnh chi tiết của não và tủy sống. MRI cung cấp hình ảnh 3D, cho bác sĩ thông tin về vị trí tổn thương. Những thông tin như vậy là vô cùng cần thiết trước khi tiến vào cuộc phẫu thuật.
Những trường hợp nào được chỉ định chụp MRI?
Chụp MRI được chỉ định phù hợp cho nhiều bộ phận cơ thể.
- U não, u dây thần kinh sọ não, tai biến mạch máu não, chấn thương, động kinh, bệnh chất trắng, viêm não/viêm màng não, dị tật bẩm sinh, nghi ngờ bệnh lý mạch máu…
- Các bệnh về mắt, tai, mũi và họng như khối u và tổn thương viêm nhiễm.
- Các bệnh về cột sống như thoát vị đĩa đệm, u cột sống, chấn thương, viêm nhiễm.
- Bệnh khớp gối, khớp vai, khớp háng, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân…
- Nghi ngờ u mô mềm, phát hiện sớm ung thư. Kiểm tra tình trạng của các cơ quan nội tạng như gan, lá lách và phổi. Các bệnh về phần phụ của vú và tử cung.
- Ngoài ra còn có thể chụp MRI kỹ thuật cao như MRI tim, MRI khuếch tán, tưới máu não,…
Ưu điểm của phòng MRI là gì?
Ưu điểm nổi bật nhất của MRI là cho kết quả chụp chính xác và không tạo ra bức xạ hay tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
- Hình ảnh cấu trúc mô mềm của cơ thể như não, tim, gan và thận sắc nét và chi tiết hơn hình ảnh được tạo ra bằng các phương pháp khác.
- MRI giúp bác sĩ đưa ra đánh giá và chẩn đoán chính xác về chức năng và cấu trúc của nhiều cơ quan trong cơ thể.
- Mức độ chi tiết của MRI làm cho nó trở thành một công cụ rất có giá trị trong việc phát hiện sớm và đánh giá các khối u bên trong.
- Chụp MRI không gây tác dụng phụ như chụp X-quang, CT scan truyền thống.
- MRI cho phép phát hiện những bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác khó phát hiện được.
- MRI có thể cung cấp nhiều thông tin có giá trị hơn X-quang trong việc chẩn đoán bệnh tim mạch.
- Không phát ra bức xạ có hại cho cơ thể con người.
Chụp cộng hưởng từ MRI chống chỉ định cho những ai?
Một số trường hợp chống chỉ định khi chụp MRI mà bạn cần lưu ý.
- Chống chỉ định tuyệt đối cho bệnh nhân sử dựng máy trợ tim.
- Chống chỉ định tương đối với bệnh nhân trong người có kim loại từ tính.
- Người sợ ánh sáng, không gian hẹp.
- Trẻ nhỏ, hoặc những người không có khả năng nằm yên.
Những điều cần biết khi đến phòng MRI là gì?
Những điều cần biết khi đến phòng chụp MRI.
- Tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên phòng chụp MRI.
- Thông báo cho nhân viên phòng chụp MRI nếu có mang các vật dụng kim loại trong cơ thể như: máy trợ nhịp tim, dùng van tim nhân tạo, máy trợ thính, cấy ghép thiết bị điện tử,… vì mọi vạt kim loại cần được lấy ra khỏi cơ thể trước khi chụp MRI.
- Bệnh nhân cũng không được mang các vật dụng có kim loại như đồ trang sức, đồng hồ, kẹp tóc, chìa khóa, thiết bị công nghệ,… vào phòng chụp MRI.
- Để có được kết quả chụp chính xác nhất, bệnh nhân cần nằm yên, không được cử động trong lúc chụp MRI.
- Nếu phải tiêm thuốc tương phản từ, nhân viên y tế sẽ hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng thuốc, tiền sử bệnh thận và hướng dẫn ký vào giấy cam kết trước khi chụp. Phản ứng dị ứng có thể gây ra các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê chân tay, ngứa và phát ban. Tuy nhiên, so với tác dụng dị ứng của thuốc cản quang, tỷ lệ dị ứng của thuốc tương phản từ thấp hơn 6 lần. Những tác dụng phụ này thường nhẹ và biến mất khi dùng thuốc chống dị ứng.
Lời kết
Như vậy, phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chụp tiên tiến đưa ra hình ảnh chính xác, nhanh chóng, ít gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất phương pháp này đòi hỏi máy móc phải đạt chuẩn chất lượng.
Công ty TNHH CMEDCO chuyên sản xuất, cung cấp lắp đặt phụ kiện, hoàn thiện phòng MRI.
Công ty TNHH CMEDCO tự hào là địa điểm cung cấp dịch vụ thiết kế, thi công phòng MRI, cung cấp lắp đặt lồng RF cho phòng MRI, vận chuyển máy móc thiết bị y tế với chất lượng tốt nhất, giá thành cạnh tranh trên thị trường. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0901797043 để được hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ y tế chuyên nghiệp và đạt chuẩn.